Xe điện đang được sử dụng làm phương tiện giao thông ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Với sự phát triển đó thì cũng có khá nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề xe điện này, tiêu biểu là câu hỏi: “Xe điện có thực sự là phương tiện xanh và kinh tế?”. Hãy cùng Xe điện Việt Thanh đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nhé.


xe đạp điện NijiaS


Trong những năm gần đây, số lượng xe điện tăng nhanh ở các đô thị Việt Nam vì tính tiện lợi, tiết kiệm và thân thiện với môi trường mà mẫu xe này mang lại. Xe điện được coi là phương tiện giao thông sạch, thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm tiếng ồn như các loại phương tiện khác.


Tuy nhiên, quá trình sạc điện cho hệ thống ắc quy xe điện lấy nguồn điện từ lưới điện của các nhà máy điện có sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch (than đá, dầu lửa và khí tự nhiên). Vì thế xe điện cũng gián tiếp thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Vấn đề khó khăn nhất cản trở sự phát triển của xe điện vẫn là công nghệ sạc và tái chế ắc quy và hệ thống cơ sở hạ tầng sạc điện. Việc thiếu hạ tầng trạm sạc, làn đường dành riêng cho xe điện là một nguyên nhân hạn chế sự phát triển của loại phương tiện “xanh” này.


xe máy điện Aima Jeek


Thực tế cho thấy tại các nước phát triển, ngay cả ở Trung Quốc, nhu cầu sử dụng xe điện ngày càng cao, các trạm sạc ắc quy và nhà để xe ngoài trời tại các cơ quan, công sở hay trung tâm thương mại đều có xu hướng tích hợp hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời, tận dụng nguồn năng lượng sạch này đồng thời giảm sự tiêu thụ điện từ hệ thống điện.


Quanh vấn đề này, nhiều câu hỏi được đặt ra: Liệu xe điện có thực sự là phương tiện xanh - sạch, kinh tế? Tương lai nào cho ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam? Nhu cầu sử dụng thật sự của chúng ta về loại phương tiện này?........


xe điện Xmen Byvin Sport


Tiến sĩ Trần Tuấn Vũ (Giảng viên Trường ĐH Bách Khoa, Kỹ sư trưởng về các động cơ điện tại Công ty Renault) lý giải, sở dĩ nói xe điện gián tiếp gây nên hiệu ứng nhà kính là do phần lớn các loại phương tiện này sử dụng ắc quy chì, còn trên thế giới đã thay bằng pin Lithium có tuổi thọ cao hơn, an toàn hơn và tốn ít thời gian sạc hơn. Tuy nhiên, pin Lithium có giá thành rất cao. Do vậy, việc sử dụng loại pin này thay cho ắc quy chì hiện tại là điều khó khăn và ông cũng hy vọng vào tương lai, khi khoa học công nghệ phát triển thì vấn đề này không còn trở thành rào cản cho những người có nhu cầu sử dụng.


Mặt khác, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường (Giảng viên, Nghiên cứu viên Trường ĐHH Việt – Pháp) cũng đưa ra thông tin cho thấy việc Việt Nam đã có những động thái trong việc sử dụng nhiều hơn các phương tiện chạy bằng năng lượng điện. Cụ thể, sau Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP-21) diễn ra cuối năm 2015, ông Hồ Huy – Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh đã ký với Renault một bản hợp đồng dự kiến trong vòng 5 năm tới sẽ nhập khẩu từ 10.000 – 20.000 chiếc xe điện vào Việt Nam. Ban đầu hai bên sẽ thử nhập 30 chiếc. Tuy nhiên, vấn đề là thực tế cho tới thời điểm này vẫn chưa thấy có một chiếc nào chạy trên địa bàn Hà Nội.


xe máy điện Dina


Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường chia sẻ thêm dự án mà anh cùng cả nhóm nghiên cứu của mình đã trình bày với Bosch Southeast Asia – cũng là dự án mà nhóm đạt giải trong cuộc thi của cộng đồng các nước nói tiếng Pháp. Cụ thể, dự án hướng tới việc xây dựng những trạm sạc điện công cộng sử dụng năng lượng mặt trời. Đi kèm với đó là những tiện ích khác như tích hợp cùng quán cafe, sạp báo…… và thiết kế một ứng dụng mobile để theo dõi quá trình sạc nhằm kích thích việc sử dụng xe điện trong cộng đồng, giảm thiểu tối đa lượng khí thải ra môi trường.


Để lựa chọn xe điện chính hãng vui lòng liên hệ:


Xe điện Việt Thanh – xe điện chính hãng


Showroom 1: 125 Ô Chợ Dừa - Đống Đa – Hà Nội


Showroom 2: 136 Nguyễn Thái Học – Ba Đình – Hà Nội


Hotline: 1900 2082 – 098 444 3388