Trên thị trường xe điện hiện nay có sự đa dạng về mẫu mã của các hãng xe điện trong và ngoài nước. Vì vậy để chọn cho mình một chiếc xe điện tốt và an toàn không phải là một điều dễ dàng. Vì vậy, bài viết này sẽ chỉ ra những giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề của bạn.


Khâu chọn xe



Bạn nên tìm đến những cửa hàng phân phối xe điện chính hãng, có đầy đủ giấy tờ kiểm định chất lượng và uy tín lâu năm trong nghề.  Lựa chọn những dòng sản phẩm nhận được những phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng như: Honda, Nijia, Giant, Xmen, Zoomer, Aima,…..


Thiết kế hệ thống mạch điện



Hiện nay trên thị trường có nhiều loại xe được thiết kế mạch IC và bộ điều tốc cũng như ắc quy ở phần để chân và có gầm khá thấp. Do vậy khi di chuyển trong trời mưa to hoặc đường ngập nước hay gây ra hiện tượng chết máy. Bạn có thể lựa chọn những dòng xe có hệ thống mạch IC và bộ điều tốc được thiết kế bên trên để hạn chế tình trạng này.


Bảo quản xe


Nếu các bạn lựa chọn được chiếc xe ổn về chất lượng nhưng không có phương pháp bảo quản đúng cách thì xe rất nhanh bị xuống cấp và nhanh hỏng. Sau đây là các bộ phận mà các bạn cần chú ý để bảo quản:


- Ắc quy xe đạp điện:



Có 2 cách sạc ắc quy là sạc trực tiếp vào bình ngay trên xe và lấy bình ra khỏi xe để sạc. Thường thì cách thứ 2 áp dụng cho pin vì pin có khả năng tháo rời và ít gắn liền với xe. Lưu ý nhỏ khi áp dụng cách thứ 2 là bạn không được dốc ngược bình khi nạp điện và để bình ở nơi bằng phẳng nếu không sẽ rất nhanh hỏng bình.


Để ắc quy bền hơn thì khi mới mua xe bạn nên sạc liên tục trong vòng 12 tiếng để làm “già” ắc quy, pin để khi sử dụng số quãng đường đi xe dài hơn và tuổi thọ ắc quy hay pin sẽ cao hơn. Trong quá trình sử dụng bạn nên sạc đầy điện trước khi dùng và dùng gần hết điện mới nên sạc. Bởi nếu xe còn điện đã cắm sạc dễ dẫn đến chai phồng, tuy nhiên cũng không nên để pin hoặc ắc quy cạn kiệt hết điện dễ dẫn đến tình trạng “chết” ắc quy.


- Hệ thống phanh:



Hiện nay xe điện thường được trang bị 2 loại phanh: phanh cơ và phanh đĩa.


Phanh đĩa thì có thiết kế gọn nhẹ, bảo dưỡng, kiểm tra dễ dàng hơn các loại phanh khác. Đồng thời phanh đĩa có khả năng tỏa nhiệt, thoát nước tốt do được tiếp xúc với không khí, ít ma sát. Nhược điểm: mùa mưa bóp phanh đĩa nhiều sẽ nhanh mòn đĩa và má phanh. Nếu ai không đi quen phanh đĩa thì khi bóp phanh dễ bị ngã hơn phanh cơ. Với phanh đĩa các bạn nên chú ý đến má phanh và dầu phanh, nếu má phanh mòn thì nên sớm thay thế để không ảnh hưởng dến đĩa phanh. Còn dầu phanh thì chú ý nếu bị chảy dầu thì nên kiểm tra và sửa chữa ngay thì phanh mới tốt.


Phanh cơ có má phanh được thiết kế nhỏ gọn không cần dùng lực lớn, bề mặt má phanh được làm từ vật liệu chống mòn cho độ bền cao phù hợp với mọi địa hình. Nhược điểm: dễ bị mài mòn tự nhiên, phanh kêu, hay bị bó, giảm hiệu quả khi phanh gấp.


Lưu ý khi điều khiển xe



Khi bạn rẽ nên đi với tốc độ chậm, không cua gấp. Không chở quá tải so với quy định của xe. Khi lên dốc bạn hãy đạp trợ lực cho xe (nếu có) sẽ khiến ắc quy bền hơn.


Trên đây là những lưu ý khi lựa chọn và bảo quản xe, hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm cho các bạn những thông tin bổ ích.


>>> TOP 5 xe điện bán chạy nhất tháng 7 vừa qua


Mọi thắc mắc liên hệ: 0984 443 388