Như các bạn đều biết, hệ thống phanh có vai trò đặc biệt quan trọng trong bất kỳ một chiếc xe nào. Nó giú cho chiếc xe giảm tốc độ hoặc dừng lại một cách an toàn. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 2 hệ thống phanh cơ và phanh đĩa được ưa chuộng hơn cả.

Vậy phanh cơ và phanh đĩa là gì? Ưu - nhược điểm của nó ra sao? Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những điều này để các bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình mẫu xe điện phù hợp nhất nhé.


Phanh đĩa



Phanh đĩa còn có tên gọi khác là phanh dầu, được cấu thành bởi các bộ phận chính như đĩa phanh, piston chính và piston con, má phanh, tay phanh…. Hệ thống phanh đĩa có nguyên lý hoạt động khá phức tạp, để đơn giản hóa, bạn có thể hiểu nó dùng lực nén để tác động vào má phanh, tác động trực tiếp lên đĩa phanh, làm giảm tốc độ của xe điện.


Ưu điểm


- Kết cấu gọn nhẹ.


- Có khả năng tỏa nhiệt tốt, do phần lớn phanh đĩa được tiếp xúc với không khí.


- Cấu tạo đơn giản hơn nhiều so với hệ thống phanh khác nên việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế má phanh sẽ đặc biệt dễ dàng hơn.


- Khả năng thoát nước tốt do đó nước bám vào đĩa phanh nhanh chóng bị loại bỏ, những tính năng của phanh được phục hồi nhanh chóng như ban đầu chỉ trong thời gian ngắn.


- Với kết cấu đặc biệt, phanh đĩa không cần phải điều chỉnh khe hở ở giữa má phanh và đĩa phanh mà chúng sẽ tự điều chỉnh mỗi khi má phanh hoạt động.



Nhược điểm


- Trong quá trình sử dụng má phanh dễ bị mài mòn tự nhiên, mặt ma sát của má phanh hay bị chai cứng ảnh hưởng tới khả năng phanh không ăn hoặc mất phanh.


- Sử dụng phanh đĩa không đúng cách hoặc bất ngờ rất dễ xảy ra sự cố khi di chuyển do phanh gấp hoặc dừng lại đột ngột. Đặc biệt với các dòng xe có lốp xe nhỏ, hiện tượng trượt xe, lê xe rất dễ xảy ra, mất an toàn cho người điều khiển.


Phanh cơ


Phanh cơ (phanh tang trống) được lắp trực tiếp lên trục của xe, khi có tín hiệu phanh, dây cáp sẽ điều chỉnh thanh điều chỉnh phanh qua đó tác động lên ống phanh và piston, ép má phanh và khiến bánh trục dừng lại, khi đó phanh được dừng.



Ưu điểm


- Bề mặt của má phanh được làm bằng vật liệu ổn định, chống mòn, cho độ bền cao, không gây mất an toàn cho người lái.


- Độ chịu nhiệt của xe tương đối cao, thích hợp khi di chuyển trong các điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ cao.


- Với độ ma sát tốt nên hệ thống phanh cơ đáp ứng rất tốt trong điều kiện vận hành, đặc biệt đi trong thành phố, lên - xuống dốc.


Nhược điểm


- Dễ bị mài mòn tự nhiên, phanh kêu, hay bị bó, giảm hiệu quả khi cần phanh gấp.



Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có những kiến thức cơ bản nhất về 2 loại phanh thường dùng trong xe điện và qua đó sẽ lựa chọn được chiếc xe ưng ý nhất.


Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:


Xe điện Việt Thanh – xe điện chính hãng


Showroom 1: 123 Ô Chợ Dừa - Đống Đa – Hà Nội


Showroom 2: 125 Ô Chợ Dừa - Đống Đa – Hà Nội


Showroom 3: 136 Nguyễn Thái Học – Ba Đình – Hà Nội


Showroom 4: 45 Lê Văn Lương - Cầu Giấy – Hà Nội


Hotline: 1900 2082 – 0986 063 888