Sử dụng xe đạp điện đang dần trở thành xu hướng của giới trẻ nhưng sau một thời gian dài sử dụng ắc quy của xe đạp điện dần trở nên hư hỏng và gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh. Vì vậy mà bạn nên thay ắc quy khi ắc quy đã bị chai để đảm bảo sức khỏe cho bạn và người thân.
Tình hình nhiễm độc chì tại Việt Nam hiện nay
Số liệu thống kê khiến chúng ta giật mình với lượng ắc quy thải loại ra tại Việt Nam, năm 2010 là 40.000 tấn, dự kiến đến năm 2017 sẽ lên khoảng 70.000 tấn ắc quy chì.
Quá trình sản xuất ra ắc quy chì đã là cả một quá trình gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh và việc thu hồi lại hay tái chế lại càng gây ô nhiễm hơn. Chính vì thế khi nói xe đạp điện là thân thiện với môi trường, thuật ngữ tiêu chí mà nhà sản xuất thường đưa ra “xanh” thì chỉ nói đến vấ đề giảm xả khí SO2, CO2,…. mà họ cố tình không nhắc đến việc sản xuất cũng như trách nhiệm của mình trong việc tái chế, tiêu hủy chúng.
Với giá xe đạp điện và xe máy điện như hiện nay, chỉ trong vài tháng nữa, cả nước sẽ có thêm hàng triệu chiếc. Hậu quả là hằng năm sẽ thải ra môi trường (chủ yếu là vứt bỏ, tái chế đạt yêu cầu rất ít) hàng ngàn tấn chì độc hại và hàng triệu vỏ nhựa ắc-quy, nguy cơ ngộ độc khi sử dụng các sản phẩm nhựa được tái chế theo công nghệ lạc hậu từ nhựa vỏ ắc quy là rất cao.
Chưa kể, thói quen sử dụng sai của người dân như: chở quá tải, nạp điện khi điện ắc-quy vẫn còn, nạp chưa đủ thời gian… dẫn đến bình ắc quy giảm tuổi thọ. Nếu không có cách sử dụng đúng và sử dụng quá nhiều thì trung bình tuổi thọ bình ắc quy của xe đạp điện khoảng 1 – 2 năm.